This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Thức ăn chứa nitrat giúp phòng ngừa bệnh glôcôm

thuc-pham-chua-nitrat-giup-phong-ngua-benh-glocom-1

Hơn 104.000 người được chia thành năm nhóm dựa trên lượng nitrat có trong chế độ ăn uống của họ, dao động trung bình hàng ngày từ 80 mg đến 240 mg. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm dùng chế độ ăn uống chứa nitrat cao nhất có liên quan với 20% đến 30% nguy cơ thấp hơn cho bệnh glôcôm góc mở.

Đặc biệt, 10 khẩu phần rau xanh mỗi tuần, tương đương khoảng 1,5 ly mỗi ngày, đã có ảnh hưởng lớn nhất để giảm nguy cơ bệnh glôcôm góc mở. Các nguồn thực phẩm hàng đầu bao gồm rau diếp, cải xoăn, mù tạt, củ cải, củ dền, khoai tây…

Bệnh glôcôm có thể xảy ra khi áp lực tích tụ từ dịch lỏng mắt mà không thoát đúng cách. Áp lực này có thể làm hỏng các sợi thần kinh và thần kinh thị giác từ võng mạc và dẫn đến mất thị lực. Bệnh glôcôm cũng có thể phát triển khi có sự tưới máu thấp cho các dây thần kinh thị giác.

thuc-pham-chua-nitrat-giup-phong-ngua-benh-glocom

Hàm lượng nitrat trong rau củ quả. (Nguồn: NutritionFactor.org)

Nitrate có thể giúp cả hai vấn đề. "Lượng nitrat cao hơn dẫn đến tăng oxid nitric trong cơ thể, và oxit nitric có thể duy trì nhãn áp bình thường bằng cách điều hòa các mô của con đường thoát dịch," Tiến sĩ Kang nói. "Ngoài ra, oxid nitric giúp giãn các mạch máu và có thể cải thiện lưu lượng máu đến các dây thần kinh thị giác."

Tất nhiên, bạn phải chọn rau củ quả “sạch”, chứa lượng nitrat cho phép, không ảnh hưởng xấu lên sức khỏe, nếu cách trồng trọt không đúng và lạm dụng phân bón có thể làm cho lượng nitrat cao trong rau quả vượt ngưỡng cho phép thì rõ ràng không phải rau “sạch” như mong muốn.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Harvard Health Publications)

Dầu oliu + nước cốt chanh: 9 công dụng trong phòng bệnh và làm đẹp

Trong những năm trở lại đây, các phương thuốc thiên nhiên dần trở nên phổ biến trong cộng đồng vì có tác dụng tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó ít có những tác dụng phụ như các thuốc tân dược. Một trong những thực phẩm có những tác dụng tuyệt vời phải kể đến dầu oliu-một chất béo “tốt” trở thành một thực phẩm được dùng nhiều trong các bữa ăn vì giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến đa dạng trong các món ăn. Nếu kết hợp với nước cốt chanh sẽ đem lại phương thuốc thiên nhiên có tác dụng tốt trong phòng một số bệnh.

Công thức dầu oliu + nước chanh trong phòng bệnh và làm đẹp

dau o liu va nuoc cot chanh

1. Chống táo bón


dau o liu va nuoc cot chanh chong tao bon

Phuơng thuốc này là sự lựa chọn tốt nhất cho bữa sáng, khi dạ dày đang rỗng, giúp chống táo bón và các rối loạn tiêu hóa. Dầu oliu có tác dụng như thuốc xổ "tự nhiên" và cũng như chanh giúp cải thiện nhu động ruột, ngoài ra hiệu quả khi bị đầy hơi và tiết nhiều acid.

2. Giải độc cơ thể

Dầu oliu và nước cốt chanh có tính giải độc và giúp thanh lọc cơ thể. Khi hai thành phần này kết hợp với nhau càng tăng thêm tính thải độc, giúp tăng cường hoạt động của gan, túi mật và tạo ra hàng rào bảo vệ nhằm chống lại các gốc tự do.

3. Giúp kiểm soát cholesterol “xấu”


dau o liu va nuoc cot chanh kiem soat cholesterol xau

Trong dầu oliu có các chất béo "tốt" giúp điều hòa lượng lipid trong máu và ngăn chặn hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Nếu dùng thường xuyên giúp kiểm soát lượng cholesterol "xấu", tăng lượng cholesterol "tốt".

4. Làm dịu các cơn đau khớp

Dầu oliu và nước cốt chanh giúp giảm các phản ứng viêm và chính điều này giảm các cơn đau khớp. Nhờ lượng chất chống oxy hóa cao nên có tác dụng loại bỏ chất độc, làm chậm quá trình oxy hóa. Đây là phương thuốc tuyệt vời giúp dự phòng các cơn đau khớp.

5. Chăm sóc làn da, mái tóc


dau o liu va nuoc cot chanh cham soc lan da va mai toc

Đây là phương thuốc đơn giản giúp bảo vệ móng không bị khô, dễ gãy…nếu xoa trực tiếp lên móng giúp giữ ẩm và nuôi dưỡng móng được khỏe mạnh! Thêm vào đó có tác dụng kháng khuẩn, làm se lỗ chân lông nên rất lý tưởng cho những trường hợp bị "gàu" và nhiễm trùng da.

6. Giảm béo bụng

Tuy không có tác dụng làm giảm béo bụng nhưng thực sự giúp giảm cân. Do có tác dụng cải thiện chức năng gan, túi mật, đây là hai cơ quan cần thiết giúp tiêu hóa chất béo và giúp tăng cường trao đổi chất

7. Cải thiện lưu thông máu

Dầu oliu có tác dụng chống đông, tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu vì vậy giúp cải thiện tuần hoàn máu. Nếu xoa trực tiếp trên da giúp ngăn chặn tình trạng dãn tĩnh mạch.

8. Kiểm soát huyết áp


dau o liu va nuoc cot chanh kiem soat huyet ap

Trong thành phần của hỗn hợp dầu oliu và nước cốt chanh có chứa các chất chống oxy hóa và các khoáng chất, chính những thành phần này rất tốt cho người bị cao huyết áp. Nếu dùng khi bụng đói giúp kiểm soát huyết áp và cải thiện nhịp tim

9. Dự phòng lão hóa sớm

Nếu dùng hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể lượng chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng cho tế bào và điều này giúp dự phòng lão hóa sớm.

Chuẩn bị nước cốt chanh và dầu oliu gồm : ½ muỗng canh dầu ô liu (8 g), ½ muỗng canh nước cốt chanh tươi (5 ml). Kết hợp 2 thứ này với nhau, nên dùng khoảng nửa giờ trước khi ăn sáng, dùng ít nhất ba lần một tuần.

Bs Ái Thủy

(theo Amelioreta Sante)

3 tác hại khi lạm dụng Atiso

Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, atisô có tác dụng thông mật, lợi tiểu, bổ gan thận, an thần, giảm cholesterol trong máu. Do đó, các đối tượng bị nóng gan, cholesterol cao, tăng mỡ máu, vàng da, viêm thận, xơ vữa động mạch, người hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm. người bị viêm loét dạ dày, tá tràng … dùng atisô rất tốt.

Tuy nhiên, Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, nếu lạm dụng Atiso, một ngày uống hơn 2 lít nước trà atisô sẽ gây tác động không tốt tới cơ thể dưới đây:

Nếu một ngày uống hơn 2 lít nước trà atisô sẽ gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe

1. Gây trướng bụng

Theo lương y Vũ Quốc Trung, hoa atisô ngon và bổ nhưng phải dùng có liều lượng và không lạm dụng.

Do tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột của atisô nên nếu dùng quá thường xuyên hoặc mỗi lần dùng quá nhiều thì có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân nhiều người bị đầy hơi, trướng bụng sau một thời gian dài uống atisô quá nhiều.

Ngoài ra, atisô còn có tính lạnh nên những người có cơ địa tỳ vị hư hàn ăn uống khó tiêu, cơ quan tiêu hóa có tính lạnh dùng atiso càng thêm hạị.

2. Gây suy thận, hại gan

Bản chất của atisô là lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể, an thần, làm người dùng cảm thấy thoải mái. Nhưng nếu sử dụng quá liều có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, tăng đào thải hoạt chất, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, K… lâu ngày sẽ có hại cho thận, dẫn tới suy thận.

Đặc biệt, nếu dùng hàng ngày, thường xuyên các loại nước thanh nhiệt sẽ làm nhuận gan quá mức, gan tiết ra nhiều dịch, trong khi nhu cầu cơ thể không cần đến sẽ làm mất cân bằng các chất và sinh ra bệnh tật, trong đó nặng nhất là teo gan.

3. Gây chán ăn

Trong trà atisô có chứa nhiều sắt. Hơn nữa, lượng sắt trong trà bao giờ cũng chiếm ưu thế so với các khoáng tố khác dẫn tới việc người uống nhiều trà atiso dù thừa sắt song lại thiếu nhiều khoáng tố vi lượng khác như kẽm, crôm, mangan… Lạm dụng nước trà vì thế có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…

Lương y Vũ Quốc Trung cho hay cũng như với các loại thảo dược, thuốc bổ hay thực phẩm nào khác, lạm dụng đều biến mặt lợi thành bất lợi, chắc chắn sẽ gây tác động xấu tới cơ thể.

Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo: Một ngày chỉ nên dùng 10-20 gr sắc với nước nếu dùng tươi, 5-10 gr nếu dùng khô. Tốt nhất chỉ nên uống liền trong 10 ngày rồi nghỉ trước khi sang một đợt khác, không nên uống liên tục

Mai Hương - Học Viện Quân Y

Trẻ nên ăn gì khi mẹ thiếu sữa?

Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ nhỏ. Nhưng vì một lý do nào đó mà người mẹ không đủ sữa cho con thì trong 6 tháng đầu ngoài việc tận dụng nguồn sữa mẹ, nhất thiết phải chọn giải ăn thêm sữa ngoài. Ăn thêm sữa ngoài có 2 cách để lựa chọn là cho trẻ bú trực (bú nhờ) hoặc cho trẻ ăn thêm sữa bột công thức.

Bú trực (bú nhờ) là thói quen của nhiều bà mẹ trước kia vì có thể mẹ ít sữa, mẹ phải đi làm xa, đồng thời vì lúc đó sữa bột công thức còn hiếm và đắt. Hiện nay, có ngân hàng sữa mẹ đó cũng là hình thức bú trực (bú nhờ) nhưng không phải là đứa trẻ bú trực tiếp sữa của bà mẹ. Bú trực (bú nhờ), sữa từ ngân hàng sữa cũng là bú mẹ và sữa mẹ nào cũng tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên bú trực cũng có nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm qua đường sữa và máu.

Vì vậy, khi cho trẻ đi bú trực, gia đình trẻ cần lựa chọn bà mẹ khỏe mạnh. Người cho sữa không bị các bệnh truyền nhiễm như viên gan B, viêm gan C, bệnh HIV, bệnh lao,…để tránh truyền bệnh sang cho trẻ. Khi cho trẻ bú trực, cần tìm hiểu kỹ người mình xin cho trẻ bú, đồng thời phải chắc chắn họ là người khỏe mạnh mới cho bú trực.

Khi cho trẻ đi bú trực, gia đình trẻ cần lựa chọn bà mẹ khỏe mạnh. Người cho sữa không bị các bệnh truyền nhiễm như viên gan B, viêm gan C, bệnh HIV, bệnh lao,…

Ăn thêm sữa công thức: Với mỗi lứa tuổi có một loại sữa riêng, vì vậy cần lựa chọn sữa công thức sao cho phù hợp với trẻ. Mỗi một sản phẩm sữa là loại thực phẩm, có thể phù hợp với trẻ này nhưng lại không phù hợp với trẻ khác mặc dù cùng nhóm tuổi là do cơ địa, khả năng tiêu hóa và hấp thu. Vì vậy khi lựa chọn sữa công thức cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Sữa dùng cho lứa tuổi nào? có phù hợp với lứa tuổi con mình hay không?

Để đảm bảo nhu cầu cho sự phát triển tòan diện của trẻ, hãy lựa chọn sữa dựa vào những thành phần quan trọng nhất của sữa bao gồm: Năng lượng, chất đạm, chất béo.

Giá trị của sữa không phải từ giá cả: không phải cứ sữa đắt, sữa có giá thành cao là tốt. Mà điều quan trọng là bạn cho con bạn được bao nhiêu phần trăm năng lượng từ sữa trong một ngày, lượng sữa trẻ uống hàng ngày là quan trọng, vì tổng năng lượng trẻ ăn được hàng ngày sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng của trẻ.

Do khả năng tiêu hóa của trẻ trong những tháng đầu sau sinh còn yếu, nên khi pha sữa cho trẻ cần đúng tỉ lệ, công thức cho từng tháng tuổi. Không pha nồng độ sữa loãng quá, hay nồng độ đặc quá vì ảnh hưởng tới việc tiêu hóa và hấp thu của trẻ, đồng thời không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Ths.Bs. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Ăn tỏi giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính

Ăn tỏi giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Copenhagen chỉ ra rằng tỏi có thể phá hủy thành phần quan trọng trong hệ thống truyền tín hiệu của vi khuẩn, bao gồm các phân tử RNA điều chỉnh.

Nghiên cứu này là sự bổ sung mới nhất kết quả của nhóm nghiên cứu do GS Michael Givskov dẫn đầu, từ năm 2005 tập trung vào tác động của tỏi lên vi khuẩn. Tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu biết rằng chiết xuất tỏi có thể ức chế vi khuẩn và vào năm 2012 họ phát hiện thấy hợp chất lưu huỳnh ajoene được tìm thấy trong tỏi giúp tạo ra tác dụng này.

Nghiên cứu mới này đã đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng của ajoene trong việc ức chế các phân tử RNA trong 2 loại vi khuẩn. Hai loại vi khuẩn chúng tôi nghiên cứu rất quan trọng. Chúng được gọi là Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa.

Chúng thuộc về hai họ vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, hợp chất này trong tỏi có thể chống lại cả hai cùng một lúc và do đó có thể là một bài thuốc hiệu quả khi được sử dụng cùng với các loại kháng sinh.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tỏi cung cấp sức đề kháng tự nhiên mạnh nhất với vi khuẩn. Bên cạnh việc ức chế các phân tử RNA của vi khuẩn, thành phần tỏi hoạt tính cũng làm tổn thương lớp bảo vệ xung quanh vi khuẩn được gọi là màng sinh học. Khi màng sinh học bị phá hủy hoặc làm suy yếu, cả các thuốc kháng sinh và hệ miễn dịch của cơ thể có thể tấn công vi khuẩn trực tiếp hơn và do vậy loại bỏ nhiễm trùng. Những kết quả này được công bố trên tờ Scientific Reports.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

Ăn gì để tránh sỏi tiết niệu tái phát?

Đồ uống thích hợp để tăng bài niệu và cung cấp can-xi

Bệnh nhân cần uống nhiều nước. Việc tăng số lượng nước tiểu nhằm mục đích hoà loãng nước tiểu trong thời gian cả ngày và đêm để giảm nồng độ các chất tạo sỏi trong nước tiểu.; số lượng nước uống mỗi ngày tuỳ theo thời tiết, các hoạt động cá nhân, trọng lượng cơ thể; chia đều lượng nước uống trong cả ngày và đêm; đa dạng các loại nước uống: nước uống thông thường, nước có ga, tránh đồ uống có đường hoặc muối.

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân dễ bị sỏi tái phát do không áp dụng đúng việc uống nước đủ và đều. Cần uống đủ và nhất là phân chia lượng nước uống đều trong cả ngày lẫn đêm để giảm độ cô đặc của nước tiểu, nhất là về buổi sáng. Một số kinh nghiệm nhỏ rất hữu ích đó là thường xuyên đem theo những chai nước nhỏ khi ra khỏi nhà, uống nước trước và sau khi đi tiểu, uống trước khi ngủ và ngay khi tỉnh dậy...

Ngoài tác dụng hoà loãng nước tiểu, đồ uống còn là nguồn cung cấp các chất khoáng. Cần biết rõ thành phần chất khoáng có trong đồ uống để tránh đưa vào cơ thể quá nhiều can-xi, phospho, ma-giê...

sỏi tiết niệuNên sử dụng thức ăn đa dạng và phân chia đều trong ngày.

Thức ăn đa dạng, cân bằng

Thức ăn cần được phân đều trong nhiều bữa ăn trong ngày nhằm bảo đảm dinh dưỡng mà không gây tăng đậm độ nước tiểu quá cao.

Những bệnh nhân bị sỏi tái phát thường có thói quen xấu là ăn quá nhiều muối và đạm trong khi đó lại thiếu rau và nước. Sỏi tái phát thường gặp ở những người chỉ dùng một bữa chính trong ngày, chủ yếu là bữa tối. Bữa sáng thường ít, bữa trưa chủ yếu là thức ăn nhanh trong khi đó bữa tối lại quá nhiều chất bổ, đặc biệt là đạm và chất khoáng.

Việc phân bố các bữa ăn trong ngày rất quan trọng nhằm cung cấp dinh dưỡng và giữ đậm độ nước tiểu hợp lý. Cần có ít nhất 3 bữa trong ngày thay đổi với sự cân đối các loại thức ăn cần thiết sau: Sữa và các sản phẩm của sữa, thịt, cá, trứng; tinh bột; rau xanh; hoa quả; chất béo.

Lời khuyên về dinh dưỡng

Sử dụng nhiều loại thực phẩm đa dạng, cân bằng, chia đều phù hợp với từng người.

Đạm: thịt, cá trứng nên ăn ít (phù hợp theo lượng cơ bắp của từng người) và phải chia đều trong các bữa ăn để tránh cô đặc urê trong nước tiểu. .

Can-xi: Sữa và sản phẩm của sữa. Quan niệm sai lầm hay gặp là kiêng uống sữa để tránh sỏi tái phát hoặc ngược lại, sử dụng quá nhiều sữa và sản phẩm của sữa. Đối với bệnh nhân sỏi tiết niệu, các nhà dinh dưỡng khuyên dùng sữa hàng ngày (phải uống thêm nước và chia nhỏ thành nhiều lần).

Rau: Ăn rau trong tất cả các bữa. Rau cung cấp chất xơ, kali, magne... và rất ít năng lượng.

Hoa quả: Hoa quả có rất nhiều đường nên cần hạn chế, chỉ nên ăn 2-3 quả nhỏ mỗi ngày. Nước hoa quả không có chất xơ nhưng có nhiều đường nên cần hạn chế sử dụng như hoa quả.

Tinh bột: Cơm, bánh mỳ, đậu... cung cấp nhiều tinh bột, đường vitamin, chất khoáng.

Chất béo: Số lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày tuỳ theo nhu cầu năng lượng cơ thể. Chất béo nguồn gốc thực vật rất tốt, chúng cung cấp kali, magne và chất xơ.

Vitamin D: Tình trạng thiếu hụt vitamin D rất phổ biến ngay cả với chế độ ăn đa dạng và cân bằng. Do vậy cần sử dụng thêm viên vitamin D sao cho đạt nồng độ vitamin D trong máu từ 20-60 ng/ml. Lưu ý rằng, vitamin D có nhiều trong dầu ăn, sữa.

Muối: Sử dụng nhiều muối gây tăng natri trong nước tiểu dẫn đến việc đào thải nhiều can-xi, oxalate, cystine, acide uric là các chất dễ lắng đọng trong nước tiểu gây ra sỏi. Mỗi ngày cần dùng 6-8 gr muối chia đều trong các món ăn.

Lưu ý các loại thức ăn chứa nhiều muối, chia đều lượng muối trong các bữa ăn, nên dùng thêm rau thơm, phẩm màu thực vật để giảm lượng muối.

Việc tăng tiêu thụ citrate, potassium và magnesium trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp việc chống tạo sỏi. Nên dùng các loại nước chanh, rau xanh, ngũ cốc, bánh mỳ, đậu.

Người nhà có trách nhiệm nhắc nhở bệnh nhân thực hiện đúng và thường xuyên chế độ dinh dưỡng.

BS. Lê Trung

Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Chăm sóc dinh dưỡng, bổ sung can xi thế nào để không bị quá liều?

Bổ sung can xi cần hợp lý

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: Ở giai đoạn 2 đến 6 tuổi, trẻ sẽ tăng khoảng 8,5 kg và 28,5 cm nếu được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. Đây cũng là giai đoạn hình thành các thói quen tốt về lựa chọn thực phẩm, tập luyện thể dục/ vận động - những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hành vi của mỗi cá thể khi trưởng thành.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Việt Nam cần đưa ra mức khuyến nghị bổ sung canxi cao hơn, để tạo ra những đỉnh xương cao hơn hiện nay. Áp dụng theo tiêu chuẩn của nước Anh, mức bổ sung canxi cho người Việt Nam được khuyến nghị là 500-600mg/ngày, cao hơn một số nước ở châu u.

Tuy nhiên, con số này thấp hơn so với rất nhiều nước trên thế giới. Thí dụ, tại Mỹ, người ta khuyến nghị bổ sung canxi cho trẻ 2-3 tuổi là 700 mg/ngày, từ 5-7 tuổi là bổ sung hơn 1.000 mg/ngày. Khi đưa ra mức khuyến nghị cao hơn, sẽ tạo ra mật độ xương, đỉnh xương cao hơn.

Theo TS.BS Trường Hồng Sơn, bổ sung canxi nếu quá liều có thể dẫn tới mắc các bệnh lý về mạch, gây sỏi thận...

“Hiện nay, phụ nữ Việt Nam sau tuổi 45 có nguy cơ loãng xương rất cao. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng có khuyến nghị phụ nữ đến tuổi này uống sữa có bổ sung canxi và coi đây là giải pháp tốt. Nhưng đó chỉ là giải pháp phòng chống loãng xương, giảm mật độ xương. Do đó, chúng tôi đề nghị đẩy đỉnh xương của Việt Nam (vốn thấp so với thế giới) cao nhất là ở độ tuổi 20-25 để từ giai đoạn này, người Việt chú trọng đến bổ sung cho xương từ sớm” - BS Sơn cho biết.

TS.BS Trường Hồng Sơn lưu ý rằng: Hiện nay, nhiều bà mẹ tự ý bổ sung canxi không có sự tư vấn kỹ càng của các chuyên gia dinh dưỡng. Trong khi, ma trận thuốc canxi lại đang làm người tiêu dùng bị loạn, chưa kể, một số thuốc canxi lại có lượng bổ sung rất lớn. Do đó, bổ sung như thế nào, giai đoạn nào với liều lượng ra sao, rất cần có sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.

Theo BS Sơn, cách bổ sung canxi an toàn nhất là bổ sung bằng thức ăn. Với trẻ em, khi bổ sung canxi phải theo chỉ định của bác sĩ để không quá liều, không làm ảnh hưởng đến hấp thụ các vi chất khác trong cơ thể. "Theo tôi, bổ sung đa vi chất tốt hơn đơn vi chất, đề phòng các vấn đề thiếu hụt khi có một chất tăng đột biến” - BS Sơn cho biết.

Theo khuyến nghị của thế giới, người lớn bổ sung canxi không quá 500 mg/lần, không quá hai lần/ngày. Nếu sử dụng liều canxi lớn, sẽ khiến cơ thể tự giảm hấp thu hoặc khi canxi bổ sung nhiều quá đến mô mềm, đến mạch máu làm ảnh hưởng xấu đến các bệnh lý về mạch, gây sỏi thận.

Video: TS.BS Trường Hồng Sơn nói về việc bổ sung canxi hợp lý và hậu quả của việc bổ sung canxi quá liều

Cảnh báo trẻ suy dinh dưỡng và béo phì

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, khẩu phần ăn của trẻ trong độ tuổi 2 – 5 chưa đa dạng. Tỷ lệ năng lượng do protein cung cấp chiếm 16% nhưng protein động vật còn thấp, năng lượng do lipid < 25% ở một số vùng. Khẩu phần canxi còn thấp, tỷ số Canxi/Photpho mất cân đối và chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng quan trọng (vitamin A, Fe, Zn,…). Ngoài ra, khẩu phần của trẻ có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái, khu vực và mức kinh tế.

TS. BS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tình trạng thừa cân béo phì ở tuổi học đường đáng báo động. Theo một điều tra trên 500 trẻ béo phì cho thấy, tỷ lệ rối loạn mỡ máu ở tuổi 6-10 khá cao. Đái tháo đường cũng đang bị trẻ hóa nhanh chóng, cá biệt có bệnh nhân mắc đái tháo đường khi mới 8 tuổi. Các nước giải khát có ga được lứa tuổi này ưa chuộng thực chất cung cấp vượt quá 10% so với nhu cầu năng lượng của trẻ em. 20% trẻ có vấn đề giấc ngủ (theo một nghiên cứu của Mỹ) mà các bậc phụ huynh không biết.

Khẩu phần ăn cho trẻ cần phong phú, đa dạng và trình bầy bắt mắt, hấp dẫn trẻ

Độ tuổi 2-6 tuổi cũng là độ tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở tất cả các thể (nhẹ cân, thấp còi, gầy còm). Trẻ trong độ tuổi này đặc biệt dễ mắc nhiều bệnh như còi xương, thiếu máu, nhiễm giun sán, tiêu chảy,…Do đó, PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khuyến nghị, trẻ cần được bổ sung thêm rau xanh, trái cây, ngũ cốc, bánh mỳ, sữa, sữa chua, phô mai, thịt, cá, trứng… với các khẩu phần tiêu chuẩn nhất định. Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng, cần rèn luyện cho trẻ 2-6 tuổi có chế độ luyện tập hợp lý như: Hoạt động thể chất ít chất 60 phút/ngày thông qua hình thức đi bộ, bơi lội, ném bóng,…; hạn chế thời gian trẻ ngồi một chỗ xem TV, nghịch điện thoại, máy vi tính (dưới hai tiếng/ngày); nên để trẻ tiếp xúc với tự nhiên nhiều hơn…

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, có thể sử dụng sản phẩm có đậm độ năng lượng, dinh dưỡng cao theo công thức F75 và F100 của Tổ chức Y tế thế giới và một số chất bổ sung giàu acid amine, chất béo, vitamin và chất khoáng.

TS Trương Hồng Sơn bày tỏ, Việt Nam cần các can thiệp ưu tiên giải quyết gánh nặng kép về dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và có giải pháp đặc thù cho từng vùng. Ngoài chăm sóc dinh dưỡng, cũng cần quan tâm đến vấn đề rèn luyện thể chất, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ ngay từ nhỏ. Dinh dưỡng hợp lý kết hợp với hoạt động thể chất là nền tảng của sức khỏe, và cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Nhằm cải thiện tầm vóc trẻ em Việt Nam, đến nay, nhiều chính sách, chương trình/dự án đã và đang được thực hiện, tiêu biểu như Dự án Bữa ăn học đường cung cấp thực đơn cân đối, hợp lý, đa dạng cho trẻ; Chương trình Sữa học đường nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ uống sữa hằng ngày.

Thanh Loan

Hạt Kê

Kê giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Hạt kê chứa hydrat carbon, protein, lipid, Ca, P, Fe, các loại đường, sinh tố nhóm B. Vị ngọt mặn, tính mát; vào tỳ, vị, thận; kê có tác dụng kiện tỳ hòa vị, bổ thận thanh nhiệt. Dùng cho người tỳ vị hư nhiệt với các biểu hiện: nôn ói, nôn oẹ ra thức ăn (phản vị), đái tháo đường, tiêu chảy...

Cháo kê, khoai lang: kê 50g, khoai lang 60g. Khoai lang gọt vỏ thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo. Ăn bữa sáng. Món này thích hợp cho người đái tháo đường tỳ vị hư nhược.

Cháo kê: kê 200g, bột mỳ 100g, trộn đều, nấu cháo. Ăn khi đói, ngày 2 lần. Món này tốt cho người cao tuổi, tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu, người gầy, sút cân, phiền khát.

Hạt kê

Cháo kê trúc diệp: kê 200g, đạm trúc diệp 40 - 60g thái nhỏ, nấu lấy nước bỏ bã. Kê nấu với nước đạm trúc diệp thành cháo. Món này tốt cho người say nóng, cảm nắng, hồi hộp kích ứng, tim đập mạnh, giật tay chân.

Cơm kê: kê được đồ hoặc nấu thành dạng cơm xôi, ăn hàng ngày, thích hợp cho người đái tháo đường.

Cháo kê đại táo: kê 200g, đại táo 10 - 12 quả nấu cháo thêm đường. Món này tốt cho người già, trẻ em rối loạn tiêu hóa, ăn kém, tiêu chảy, mỏi mệt.

Xôi kê: kê đã xát vỏ (lật mễ) 250g, nấu xôi kê hoặc cơm nếp. Món này tốt cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau đẻ, bệnh mạn tính dài ngày, lao phổi, trẻ em suy dinh dưỡng.

Bánh đa ăn với hạt Kê

Chè kê: kê 100-150g, đường phèn vừa đủ (50g). Kê xát vỏ, nấu cháo chín cho đường vào, đánh tan, đun sôi là được. Món này tốt cho người lao động hay phòng dục quá độ gây nên người hâm hấp nóng, ho, ra mồ hôi trộm, mất ngủ.

Cháo kê hà thủ ô: kê 50g, hà thủ ô 30g, trứng gà 2 quả. Kê nấu với hà thủ ô thành cháo, cháo được gắp bỏ bã thuốc, đập vào 2 trứng gà, cho thêm chút đường trắng khuấy đều, cho sôi là được. Cho ăn khi đói. Dùng cho người bị thoát vị, sa tử cung, sa dạ dày trực tràng.

Kiêng kỵ: Không ăn kèm với hạnh nhân để tránh gây nôn ói, tiêu chảy.

TS. Nguyễn Đức Quang

Ăn chay thế nào để tốt cho sức khỏe?

Trong quan niệm của nhiều người, ăn chay có nghĩa là ăn rau, tức là chỉ ăn rau, củ, trái cây... và loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. So với chế độ dinh dưỡng tạp, chế độ ăn chay với các thực phẩm từ thực vật có rất nhiều ưu điểm. Chất đạm trong thức ăn thực vật thường dễ tiêu hóa hấp thu hơn, ít gây dị ứng hơn và cơ thể dễ dàng sử dụng hơn.

Không nên ăn chay tuyệt đối sẽ làm cơ thể thiếu vi chất

Lượng chất đạm vừa phải trong khẩu phần của người ăn chay cũng là một điều có lợi cho sức khỏe vì làm giảm nguy cơ bệnh gout, làm giảm sự thải canxi qua đường thận, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ vào giai đoạn muộn của cuộc đời. Chất béo trong chế độ ăn chay là các chất béo thực vật, có nhiều acid béo không no có lợi cho cơ thể và hoàn toàn không có cholesterol ngoại sinh nên không gây ảnh hưởng bất lợi trên hệ tim mạch như các chất béo động vật.

Chế độ ăn chay thường có thành phần vitamin và khoáng chất cao do có nhiều rau, trái cây hơn và đi cùng với những vi chất dinh dưỡng quan trọng này là các thành phần vi chất thảo mộc có tác dụng chống lại các gốc tự do, bảo vệ tế bào cơ thể, chống lại quá trình lão hóa các cơ quan, phòng chống ung thư…

Lượng chất xơ trong khẩu phần dinh dưỡng của người ăn chay cũng cao hơn hẳn, là điều kiện rất có lợi cho sự điều hòa hoạt động của đường tiêu hóa, giảm sự hấp thu các thành phần bất lợi cho cơ thể từ đường tiêu hóa, phòng chống các bệnh lý ung thư ở đại tràng, trực tràng, phòng ngừa trĩ, giãn tĩnh mạch chi...

Tuy nhiên, ăn chay cũng có những mặt bất lợi không thể không nói đến. Chất đạm trong các thức ăn thực vật tuy dồi dào nhưng không đầy đủ thành phần acid amin thiết yếu, đặc biệt là các loại acid amin có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất như lysin, methionine, threonine, tryptophan… Chất béo thực vật tuy không có cholesterol ngoại sinh nhưng có thể chứa các thành phần acid béo no có tác dụng kích thích cơ thể thành lập cholesterol nội sinh nhất là loại cholesterol tỉ trọng thấp không tốt cho hệ tim mạch. Các loại chất béo này hiện diện nhiều nhất trong nước cốt dừa và các dạng bơ thực vật như margarine, shorterning...

Trong các thức ăn thực vật cũng có thể chứa nhiều thành phần phản dinh dưỡng làm cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác như tanin hoặc lượng chất xơ quá cao làm giảm hấp thu chất sắt, chất đạm trong đậu nành, phytale trong bột hay oxalat trong các loại rau cải làm giảm hấp thu iốt và canxi... Khả năng thiếu máu ở người ăn chay trường tuyệt đối thường cao do thiếu cả acid folic, sắt và nhất là vitamin B12. Loại vitamin này và kẽm, một chất khoáng quan trọng cho quá trình phát triển và hoạt động của cơ thể, chỉ có trong thức ăn động vật.

Vì vậy, nếu ăn chay kéo dài thì nên chọn hình thức ăn chay có kèm theo uống sữa, và với trẻ em thì nên kèm theo cả trứng thay vì chỉ dùng thức ăn thực vật. Trong trường hợp ăn chay theo mùa, cũng có thể dùng toàn thức ăn thực vật nhưng phải lưu ý kết hợp các thành phần trong bữa ăn để các chất dinh dưỡng hiện diện với một nồng độ cân đối nhất và cơ thể có thể tiêu hóa hấp thu tốt nhất.

Khi nấu cơm hay cháo, có thể cho thêm các loại đậu vào nấu chung, hoặc cơm trắng ăn thêm với mè, đậu phộng, hoặc uống thêm một ly bột ngũ cốc sau bữa cơm là một cách cân đối chất đạm rất tốt. Tránh kết hợp trong bữa ăn các thực phẩm cung cấp canxi và iốt như đậu hũ, mè, rong biển với các loại rau cải có nhiều oxalat như cải bó xôi, các loại cải thập tự, củ cải trắng, bông cải trắng…

Hạn chế sử dụng nước cốt dừa trong chế biến thực phẩm nhất là cho những người cao tuổi hoặc những người có nguy cơ bệnh lý mạn tính. Những món ăn thường gặp trong bữa ăn chay như tương, chao, hoặc các loại cải muối, dưa cải, cà muối… là các thực phẩm có hàm lượng muối rất cao, chỉ nên dùng hạn chế và không nên sử dụng ở những người cao tuổi có tiền căn bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh thận hay tiểu đường.

Việc chế biến thực vật thành nhiều món ăn hấp dẫn góp phần làm tăng cảm quan cho bữa ăn nhưng cũng có những bất lợi về mặt dinh dưỡng. Khuynh hướng chiên xào các loại thực phẩm trong dầu khi chế biến có thể làm tỉ lệ chất béo trong khẩu phần tăng cao, không có lợi cho những người cần chế độ ăn ít năng lượng.

Chế biến qua nhiều công đoạn cũng làm tổn hại đến các thành phần vitamin dễ phân hủy như vitamin B2, B3, B6, B9, C… có trong thực phẩm. Ngoài những bữa chay cần thiết phải nấu nướng cầu kỳ theo dạng tiệc tùng, có lẽ tốt nhất nên ăn chay dưới dạng đơn giản nhất có thể: canh rau, đậu hũ kho hay chiên, xào thập cẩm… vì như vậy dưỡng chất được bảo quản tốt nhất và không sản sinh các thành phần có hại cho sức khỏe.

Với những người ăn chay kéo dài, để giải quyết vấn đề thiếu các vi chất không có trong thức ăn nguồn gốc thực vật, hiện nay người ta có khuynh hướng dùng các loại thực phẩm đã được bổ sung các vi chất này, hoặc sử dụng thêm vi chất dưới dạng thuốc bổ.

Nếu bạn còn trẻ và khỏe mạnh, chỉ nên ăn chay 1-2 ngày để thay đổi khẩu vị, có lẽ không cần thiết lắm đến chuyện phải cân đong đo đếm các thành phần thực phẩm trong bữa ăn. Nhưng nếu thời gian ăn chay của bạn kéo dài trên 1 tuần, rất nên quan tâm đến việc cân đối bữa ăn của mình để đảm bảo cơ thể được nuôi dưỡng bởi một chế độ ăn phù hợp nhất cho sức khỏe.Nhìn từ góc độ dinh dưỡng, nếu khéo léo cân đối các thành phần dưỡng chất qua việc lựa chọn và chế biến thực phẩm thích hợp, thì chế độ ăn chay không liên tục (3 tháng mỗi năm hoặc 1 tuần mỗi tháng) thật sự là một chế độ ăn bảo vệ tích cực cho sức khỏe con người.

ThS.BS. Đào Thị Yến Phi

(Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM)

Hai giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ

1.000 ngày đầu đời được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất. Trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo, nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.

Giai đoạn trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi đạt tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất. Đến ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ, chiều dài nằm (tức là chiều cao của trẻ) đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh.

Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi đạt tốc độ phát triển chiều cao nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, giai đoạn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 12-24 tháng tuổi, và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới 60 tháng (5 tuổi). Những trẻ bị suy dinh dưỡng trong 2 năm đầu của cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng đến phát triển thể lực, đặc biệt là chiều cao của trẻ ở tuổi vị thành niên. Sự phát triển trí não của những trẻ này cũng sẽ kém hơn những trẻ khác. Trẻ dưới 2 tuổi cũng là giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp về nuôi dưỡng (ăn dặm và sau đó dần chuyển sang ăn bữa ăn cùng gia đình), đồng thời là giai đoạn trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do vậy, trong giai đoạn này trẻ cần được chăm sóc cẩn thận hơn.

Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng không quá nhanh khoảng 6,2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên việc có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương là tiền đề cho sự phát triển chiều cao ở lứa tuổi dạy thì.

Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng không quá nhanh khoảng 6,2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả bé trai và bé gái.

Giai đoạn dậy thì

Lứa tuổi dậy thì (từ 12-18 tuổi) đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục. Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng và trẻ sẽ đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi mà trẻ có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm và mức tăng sẽ giảm dần sau đó. Ở giai đoạn 10 tuổi, cứ mỗi năm bé gái tăng 10 cm chiều cao và tăng dần đến khi đạt được 15 cm một năm ở độ tuổi 12.

Đỉnh tốc độ tăng trưởng của trẻ nam là 12 tuổi (10cm/ năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (15 cm/năm). Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần trong khoảng 15 tuổi ở nữ giới và khoảng 17 tuổi ở nam giới. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là từ 8-17 tuổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến qua giai đoạn vị thành niên.

Lứa tuổi dậy thì (từ 12-18 tuổi), trẻ có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm

Sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng như IGF-1, steroid sinh dục và các receptor của các hormone. Vai trò của khẩu phần ăn càng trở nên rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của trẻ em trong giai đoạn này. Các chất dinh dưỡng chính để tăng trưởng và phát triển gồm protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iot và kẽm.

Ngoài ra, còn có vai trò của hormone GH và các hormone sinh dục. Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều tiềm năng để khắc phục các tình trạng chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước. Lưu ý việc dùng thuốc thay thế hormone chỉ sử dụng trong những trường hợp trẻ đã được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng chặt chẽ để chẩn đoán xác định, tuyệt đối không tự ý dùng các thuốc thay thế hormone này sẽ không có tác dụng và nguy hiểm tính mạng của trẻ.

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, ở những năm tiếp theo, khi cơ thể được ăn uống hợp lý, tích cực rèn luyện thể dục thể thao trong môi trường và lối sống lành mạnh, chiều cao con người vẫn tiếp tục tăng ít cho đến 25 tuổi ở nữ giới và 28 tuổi ở nam giới.

Phần lớn trẻ em Việt Nam mới sinh đều có chiều dài tương đương với trẻ em sinh ra tại các quốc gia khác trên thế giới (trên 50cm), nhưng từ 3 tuổi trở lên, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam cách biệt dần và dần bị trẻ em thế giới bỏ xa. Chiều cao trung bình của người Việt trưởng thành hiện nằm trong nhóm những nước có chiều cao thấp ở châu Á và càng xa hơn các quốc gia châu u mặc dù chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em do Viện Dinh Dưỡng triển khai trong nhiều thập kỷ qua đã đạt được những hiệu quả đáng kể về cải thiện chiều cao trẻ em. Tuy nhiên, các tiêu chí trong cuộc sống để giúp phát triển chiều cao tối ưu ở hầu hết các vùng miền vẫn chưa đạt đến được như đảm bảo đủ dinh dưỡng không thiếu ăn, không thiếu vi chất, môi trường sống trong sạch không nhiễm khuẩn, bụi, hóa chất…. Vì thế nắm bắt được các giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao đặc biệt là dinh dưỡng hợp lý giúp cho các bậc phụ huynh có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu.

Ts.Bs Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Phục hồi dinh dưỡng và Kiểm soát béo phì - Viện Dinh Dưỡng Quốc gia

Tiết chế dinh dưỡng ở người mắc bệnh tim

Mặc khác, hiện nay phần lớn trong số người có nguy cơ mắc bệnh chỉ chú ý vào một khía cạnh là làm sao để hạ cholesterol máu ở mức ổn định trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày đành phải từ bỏ các món ăn khoái khẩu. Các chuyên gia về tim mạch lại khuyên rằng, “để có một trái tim khỏe mạnh, không nhất thiết phải kiêng khem quá khắt khe, mà cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày sao cho đầy đủ và hợp lý”.

Giảm lượng muối ăn

Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế lượng muối ăn vì nó có sự liên quan đến bệnh tăng huyết áp. Đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, cần phải hạn chế tối đa lượng muối ăn vào và phải kiểm soát được cân nặng. Làm được như thế, người bệnh có thể kiểm soát huyết áp.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: lượng muối ăn tối đa trong chế độ ăn mỗi ngày là 3g nhưng thông thường trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày chúng ta ăn gấp đôi số này, vì trong thức ăn chế biến sẵn và các loại thực phẩm tự nhiên bản thân chúng cũng đã có một lượng muối khoáng nhất định.

Giảm chất béo trong chế độ ăn

Chất béo ở đây chính là cholesterol, nếu chúng ta ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cholesterol và béo phì. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, khi chế độ dinh dưỡng có tỉ lệ mỡ cao cũng là yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường và ung thư đại tràng.

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế sử dụng chất béo với cơ cấu lượng mỡ dưới 30% tổng năng lượng, nhất là lượng chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa cần phải hạn chế dưới 10% vì nó là nguyên nhân chính và trực tiếp làm tăng cholesterol máu và cholesterol tăng cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra chứng xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch vành. Do đó, cần phải thực hiện chế độ ăn giảm đến mức tối đa lượng cholesterol và phải thực hiện việc điều trị triệt để tình trạng tăng cholesterol.

Tăng lượng chất bột chiếm 50 - 55% tổng số năng lượng

Chất bột là chất cần gia tăng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhưng chỉ dừng lại ở mức 50 - 55%, loại chất bột có trong các loại trái cây. Trái cây, các loại rau quả, trái cây và hạt nguyên vỏ ngoài việc cung cấp tinh bột nó còn chứa nhiều chất chất rất có ích cho sức khỏe tim mạch và ung thư như: chất xơ, chất chống oxy hóa

Ngoài ra tinh bột còn có trong các sản phẩm như: ngũ cốc, cơm, các loại mì ống và bánh mì.

Hạn chế lượng đạm ở khoảng 15% tổng số năng lượng

Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo: trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bình thường, lượng chất đạm chiếm 30% khẩu phần và đối với người mắc bệnh tim mạch, trong khẩu phần ăn, lượng đạm chỉ nên chiếm 15% tổng nhu cầu năng lượng.

Cần tránh xa bia, rượu

Các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng rượu có tác dụng phức tạp đối với sức khoẻ tim mạch do đó cần phải tránh xa bia rượu. Mặt khác các chuyên gia tim mạch lại cho rằng việc uống một ít rượu vang đỏ làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim, vì các lý do như sau:

- Thứ nhất, rượu làm tăng nồng độ loại cholesterol tốt (HDL) trong máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim.

- Thứ hai, vài loại rượu có khả năng hạn chế sự đông máu, đây là quá trình chính dẫn đến cơn đau tim.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa xác định chính xác chất nào có trong rượu vang đỏ có tác dụng hạn chế đông máu nói trên.

Kiểm soát trọng lượng

Béo phì, thừa cân là yếu tố nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, trong đó có khoảng 15% số ca tử vong có liên quan đến bệnh lý tim mạch do béo phì, thừa cân. Do vậy, trong chế độ ăn hàng ngày việc giảm cung cấp năng lượng sẽ làm giảm nguy cơ béo phì. Ngoài ra còn phải tập thể dục thể thao để cơ thể duy trì cân nặng ở mứC lý tưởng

Tóm lại, để có thể phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, ngoài việc phải tập luyện thể dục thể thao thì chế độ ăn đầy đủ chất trong phạm vi nhất định theo tỉ lệ nhất định có vai trò rất lớn để chúng ta có được trái tim khỏe mạnh

BS. HỒ VĂN CƯNG

Ăn hạt óc chó mỗi ngày giảm nguy cơ bệnh hen

Ăn hạt óc chó mỗi ngày giảm nguy cơ bệnh hen

Theo các nhà nghiên cứu, những người bị các bệnh hô hấp thông thường dùng hạt óc chó khi tham gia nghiên cứu cũng có chất nhầy niêm mạc ít hơn trong phổi. Gamma-tocopherol là dạng vitamin E chính có trong các loại hạt như hạt óc chó, đậu phộng cũng như các loại dầu hạt như dầu bắp, dầu đậu nành. Loại này ít được chú ý hơn so với alpha-tocopherol, dạng phổ biến nhất được tìm thấy trong các chế phẩm bổ sung vitamin E.

Tác giả chính của nghiên cứu, GS Michelle Hernandez từ Trường Y, ĐH Carolina cho biết dữ liệu dịch tễ học chỉ ra rằng những người có hàm lượng cao vitamin E trong chế độ ăn có thể ít bị bệnh hen và dị ứng hơn. Nhóm đã phân tích ngẫu nhiên những người tham gia trong cả hai nhóm, một nhóm nhận bổ sung gamma tocopherol và nhóm kia nhận giả dược trong 2 tuần. Họ cũng trải qua thử thách lipopolysaccharide (LPS) bao gồm hít một chất gây viêm trong phổi và sau đó ho ra nhiều đờm hơn.

Sau khoảng thời gian nghỉ 3 tuần, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người dùng chế phẩm bổ sung vitamin E ít bị viêm bạch cầu ái toan. Ngoài ra, những người dùng vitamin E cũng có hàm lượng protein chất nhầy thấp hơn ảnh hưởng tới độ dính của chất nhầy. Tác giả chính của nghiên cứu Allison Burbank cho biết việc bổ sung này nhằm vào bạch cầu ái toan, những tế bào chính mà chúng ta quan tâm nhất trong điều trị hen suyễn.

Nghiên cứu này đăng trên Journal of Allergy & Clinical Immunology.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

Những món ăn làm từ đào đóng hộp tuyệt ngon

Báo suckhoedoisong.vn xin giới thiệu một bữa ăn hoàn hảo từ món khai vị, món chính, món tráng miệng và cocktail uống kèm với nguyên liệu được làm toàn từ đào đóng hộp. Cách thức làm những món ăn này khá đơn giản, nhanh chóng nhưng hoàn toàn thuyết phục được vị giác của người thưởng thức vì sự thanh tươi mà các miếng đào giòn ngọt mang lại.

Món khai vị: Salad cá hồi đào đóng hộp

Khai tiệc bữa ăn không có gì hoàn hảo hơn là món salad cá hồi đào đóng hộp. Với các nguyên liệu là cá hồi tươi, đào đóng hộp, cà chua, măng tây kèm nước sốt làm từ đào đóng hộp, món ăn này mang vị thanh mát của đào, mùi vị biển mặn mòi của biển cả từ cá hồi, cân bằng vị ngọt mặn của đào, của cá bằng cà chua, măng tây và nước sốt đào hoản hảo.

Món chính: Thịt vịt nấu chín chậm ăn kèm đào tươi và sốt nấm

Những lát thịt vịt trở nên mềm hơn, ngọt hơn khi được nấu kèm với đào đóng hộp, khiến những lát thịt mang cả vị tươi ngon của hoa quả. Sốt nấm đi kèm cộng với chút ít sốt bí đỏ khiến món ăn trở nên đầy đủ hương vị, dinh dưỡng, mang lại cho người thưởng thức cảm giác ăn không bị ngán mà vẫn no đủ. Điểm chút ít ngò tây, sắp xếp những miếng đào đóng hộp một cách có chủ ý, bạn sẽ có một món ăn thật bắt mắt và vô cùng hấp dẫn.

Món tráng miệng: Bánh Tiramisu đào

Kết thúc bữa ăn độc đáo từ các món ăn làm từ đào, bạn có thể thưởng thức món tráng miệng tuyệt vời là món bánh tiramisu đào đóng hộp. Khác với món bánh tiramisa béo ngậy thông thường, món tráng miệng này lại mang lại cho bạn vị giác thanh thanh, giảm bớt cảm giác ngấy mà Mascarpone đem lại, khiến món ăn này trở nên ngon miệng hơn bao giờ hết.

Nước uống đi kèm: Cocktail đào đóng hộp

Xuyên suốt cả bữa ăn hoàn hảo này là món nước uống cocktail đào đóng hộp. Thứ nước uống này trở nên mê hoặc khi mang mùi thơm đặc trưng của đào, độ nồng của chút rượu mạnh đi kèm chút bí quyết riêng của người pha chế tài ba. Thứ thuốc uống này sẽ góp phần khiến bữa ăn làm từ đào đóng hộp trở nên hoàn hảo, đáng nhớ và khiến người thưởng thức không thể nào quên được vị đào quyến rũ xuyên suốt cả bữa ăn.

Bữa ăn độc đáo trên là do đầu bếp trưởng của khách sạn 5 sao Sofitel Legend Metropole Hà Nội trứ danh chế biến nhân dịp ngày "A peachy Day" (Tạm dịch: Ngày hội với trái đào) được hỗ trợ tài chính với viện trợ từ Liên minh Châu u và Hy Lạp.

Hà Anh