This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

7 cách tăng cường năng lượng cho cơ thể mùa lạnh

7 cách tăng cường năng lượng cho cơ thể mùa lạnh

Làm thế nào để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng? Cùng khám phá những phương pháp tự nhiên hàng đầu sau đây của các chuyên gia sức khỏe Sarah Flower thuộc Net Doctor:

Ăn uống khoa học

Trong chúng ta, ai cũng cần bổ sung nguồn năng lượng nhất định cho cơ thể. Mọi người đều nghĩ rằng chỉ cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrates là cách thức tốt nhất bổ sung năng lượng duy trì sự sống của con người. Vì vậy mà nhiều người đã chọn những thực phẩm giàu tinh bột trong thực đơn ăn uống cho gia đình. Chính điều này khiến nhiều người thấy cơ thể trở nên chậm chạp, không nhanh nhẹn.

Nên ăn thực phẩm nguyên hạt

Nên ăn thực phẩm nguyên hạt

Nên có một chế độ ăn uống dồi dào thành phần dưỡng chất để nuôi cơ thể và làm chậm qua trình giải phóng carbohydrates như khoai lang, gạo lứt (gạo nguyên cám). Mặc dù, chúng ta nạp vào cơ thể lượng lớn carbohydrates qua tinh chế nhưng lại không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu vì thường gây ra sự thay đổi lượng đường huyết dẫn đến tình trạng mất nước, thiếu năng lượng nên càng có nguy cơ cao gây bệnh béo phì và tiểu đường.

Giữ đủ nước cho cơ thể

Khi uống nhiều rượu thường không có nhu cầu uống nước nên cơ thể bị thiếu nước.

Khi cơ thể bị mất nước khiến chúng ta có cảm giác chán nản, mệt mỏi, thậm chí đau đầu. Nếu bổ sung đầy đủ nước, cơ thể sẽ loại bỏ được nhiều độc tố ra ngoài.

Cố gắng uống ít nhât 8 cốc nước/ngày. Và nhớ rằng, trong khi uống rượu vẫn phải uống thêm nước.

Chống căng thẳng, mệt mỏi

Vitamin B, magiê và chất chống oxy hóa coenzyme Q10 có tác dụng tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Nếu tâm trạng không tốt hay mắc chứng trầm cảm càng cần tăng cường vitamin B, trong khi đó, magiê và coenzyme Q10 chống mệt mỏi.

Bảo vệ sức khỏe đường ruột

Một chế độ ăn uống giàu carbohydrates, đặc biệt carbohydrates qua tinh chế và đường vô tình làm rối loạn hệ tiêu hóa.

Những lợi khuẩn trong ruột giúp điều hòa năng lượng từ thức ăn bằng cách điều tiết chuyển hóa carbohydrate. Để có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh nên thường xuyên bổ sung probiotic cũng như cần thiết ăn những đồ ăn chứa probiotic như nấm sữa kefir, sữa chua và dưa bắp cải

Hạn chế đồ uống kích thích

Khi cơ thể mệt mỏi, chúng ta thường tìm đến các loại đồ uống như cà phê, trà hay đồ uống tăng lực có đường. Nhưng những thức uống này không phải là giải pháp hữu hiệu chống lại sự mệt mỏi của cơ thể.

Nếu uống 1 đến 2 cốc các loại thức uống kể trên không gây nguy hại nhiều cho sức khỏe. Nhưng chúng ta lạm dụng những đồ uống này sẽ làm mất chức năng của đường huyết và phá vỡ vai trò của tuyến thượng thận đồng thời làm cơ thể bị mất nước. Từ đó, chúng ta thấy mệt mỏi, háo nước.

Uống trà thảo mộc thay thế caffein

Uống trà thảo mộc thay thế caffein để cơ thể luôn khỏe. Bạn chỉ nên uống cà phê 1-2 cốc mỗi ngày, nếu lạm dụng dẫn tới cơ thể mất nước.

Tốt nhât nên tránh các đồ uống kích thích chứa cafein, đường. Nếu bạn thích uống đồ uống nóng thì tốt hơn hết là uống các loại trà thảo mộc.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò quan trọng bậc nhất đối với sức khỏe chúng ta. Ngủ đủ giấc sẽ giúp con người tràn đầy năng lượng.

Nghe có vẻ là điều hiển nhiên và không cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta thường coi nhẹ vai trò của việc ngủ đủ giấc. Nên, dù là lý do gì thì cũng nên có khoảng thời gian nhất định để ngủ đủ giấc.

Thường xuyên tập thể dục

Nếu cơ thể không tràn đầy năng lượng thì tập luyện thể dục thể thao là giải pháp hiệu quả và khoa học hàng đầu. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có thể cải thiện tâm trạng được tốt hơn, tăng cường endorphins trong não có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, giảm đau, giảm căng thẳng, làm chậm quá trình lão hóa. Từ đó, chúng ta thấy yêu đời hơn và tăng cường hệ miễn dịch.

Chúng ta không cần phải tập các bài tập quá khó, quá phức tạp. Hàng ngày, bạn có thể đi bơi và chơi nhiều môn thể thao khác. Chỉ như vậy cũng đủ giúp tăng cường sinh lực, bổ sung năng lượng cho cơ thể lâu bền.

Khi cơ thể dồi dào năng lượng, chúng ta sẽ sẵn sàng cho mọi công việc, mọi thử thách.

Nguyễn Lương

(theo Net Doctor)

Món ăn từ vịt phòng, chữa bệnh

Thịt vịt từ lâu đã trở thành món ăn rất quen thuộc của người Việt... Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt cũng ngang với thịt gà (giàu protein, vitamin B, E; hàm lượng kali, sắt, đồng, kẽm... cao).

Theo Đông y, thịt vịt vị ngọt, hơi mặn, tính lương (mát). Công hiệu thanh nhiệt giải độc, tư âm giáng hỏa. Đặc biệt có hiệu quả đối với các bệnh có sốt, sởi, trừ khử thử nhiệt, đại tiện táo, họng khô miệng khát, ra mồ hôi trộm, phù nề, nam giới di tinh, phụ nữ kinh nguyệt ít. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc từ thịt vịt phòng chữa bệnh.

Vịt hầm trần bì: vịt 1 con 1kg, trần bì 10g, hoàng kỳ 30g, gia vị gừng, hành, dầu hạt cải, tương, rượu, muối, bột ngọt vừa đủ. Vịt làm sạch, bôi nước tương lên da, rán trong dầu hạt cải, xong rửa sạch dầu mỡ đặt lên đĩa cho vào nồi đất. Cho lượng nước vừa đủ, trần bì, hoàng kỳ cho vào bao vải, rồi cho các vị còn lại vào nồi. Hầm vịt chín, chắt lấy nước đổ lên vịt đã chặt miếng. Công dụng: đại bổ nguyên khí, thích hợp với người tỳ vị hư nhược.

Vịt bát bảo hấp cách thủy: vịt trắng 1 con (1.500g) bỏ lòng, mè đen, đào nhân, tang thầm, ngó sen, hạt khiếm thực, táo đỏ, ý dĩ, mỗi vị 20g. Cho gạo nếp cùng rượu vang, gia vị vào bụng vịt khâu lại. Đặt vịt vào bát to, nêm rượu, gia vị và ít nước, hấp cách thủy cho chín (khi ăn tháo chỉ). Thích hợp: bổ thận, kiện tỳ, chắc răng, chữa gầy yếu suy nhược, xích bạch đới.

Vịt hầm ngọc trúc: vịt mái già một con (1.500g), ngọc trúc 50g, mạch môn đông 50g, rượu vang 30g. Thuốc cho vào túi vải buộc miệng ngâm nước lạnh 3 phút rồi bỏ vào bụng vịt. Đầu vịt gập vào bụng, lấy dây buộc lại đặt vào bát to rồi cho vào nồi chưng tới khi vịt chín mềm, bỏ túi thuốc ra vắt lấy nước. Thích hợp với người bị đái tháo đường, âm hư, miệng khát, uống nhiều nước.

Vịt hầm bách hợp: vịt mái già 1 con, bách hợp tươi 300g, gia vị. Vịt mổ bụng bỏ lòng đã làm sạch, cho bách hợp vào bụng tưới 2 muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng buộc chặt lại. Chưng cách thủy cho chín. Ăn thịt, lòng và bách hợp. Thích hợp với người bị viêm phế quản mạn, ho hen, khạc ra máu, ho lao.

Canh vịt đỗ trọng: thịt vịt 100g nấu 30 phút, gia đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g. Nấu thêm 15 phút. Ăn thịt vịt, mộc nhĩ, nước canh, bỏ đỗ trọng. Thích hợp với người bị tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, tâm phiền, mất ngủ, hay quên.

Canh vịt nấu đan sâm: thịt vịt 100g, đan sâm 50g. Vịt làm sạch chặt miếng, nấu 60 phút cùng đan sâm bỏ vào túi vải, hoặc nấu đan sâm riêng 30 phút, chắt nước cho vào nồi canh vịt nấu thêm ít phút. Chia 2 lần ăn sáng chiều. Công dụng: hoạt huyết. Thích hợp với người bị trúng phong, bán thân bất toại.

BS. Phó Đức Thuần

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Thức ăn chứa nitrat giúp phòng ngừa bệnh glôcôm

thuc-pham-chua-nitrat-giup-phong-ngua-benh-glocom-1

Hơn 104.000 người được chia thành năm nhóm dựa trên lượng nitrat có trong chế độ ăn uống của họ, dao động trung bình hàng ngày từ 80 mg đến 240 mg. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm dùng chế độ ăn uống chứa nitrat cao nhất có liên quan với 20% đến 30% nguy cơ thấp hơn cho bệnh glôcôm góc mở.

Đặc biệt, 10 khẩu phần rau xanh mỗi tuần, tương đương khoảng 1,5 ly mỗi ngày, đã có ảnh hưởng lớn nhất để giảm nguy cơ bệnh glôcôm góc mở. Các nguồn thực phẩm hàng đầu bao gồm rau diếp, cải xoăn, mù tạt, củ cải, củ dền, khoai tây…

Bệnh glôcôm có thể xảy ra khi áp lực tích tụ từ dịch lỏng mắt mà không thoát đúng cách. Áp lực này có thể làm hỏng các sợi thần kinh và thần kinh thị giác từ võng mạc và dẫn đến mất thị lực. Bệnh glôcôm cũng có thể phát triển khi có sự tưới máu thấp cho các dây thần kinh thị giác.

thuc-pham-chua-nitrat-giup-phong-ngua-benh-glocom

Hàm lượng nitrat trong rau củ quả. (Nguồn: NutritionFactor.org)

Nitrate có thể giúp cả hai vấn đề. "Lượng nitrat cao hơn dẫn đến tăng oxid nitric trong cơ thể, và oxit nitric có thể duy trì nhãn áp bình thường bằng cách điều hòa các mô của con đường thoát dịch," Tiến sĩ Kang nói. "Ngoài ra, oxid nitric giúp giãn các mạch máu và có thể cải thiện lưu lượng máu đến các dây thần kinh thị giác."

Tất nhiên, bạn phải chọn rau củ quả “sạch”, chứa lượng nitrat cho phép, không ảnh hưởng xấu lên sức khỏe, nếu cách trồng trọt không đúng và lạm dụng phân bón có thể làm cho lượng nitrat cao trong rau quả vượt ngưỡng cho phép thì rõ ràng không phải rau “sạch” như mong muốn.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Harvard Health Publications)

Dầu oliu + nước cốt chanh: 9 công dụng trong phòng bệnh và làm đẹp

Trong những năm trở lại đây, các phương thuốc thiên nhiên dần trở nên phổ biến trong cộng đồng vì có tác dụng tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó ít có những tác dụng phụ như các thuốc tân dược. Một trong những thực phẩm có những tác dụng tuyệt vời phải kể đến dầu oliu-một chất béo “tốt” trở thành một thực phẩm được dùng nhiều trong các bữa ăn vì giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến đa dạng trong các món ăn. Nếu kết hợp với nước cốt chanh sẽ đem lại phương thuốc thiên nhiên có tác dụng tốt trong phòng một số bệnh.

Công thức dầu oliu + nước chanh trong phòng bệnh và làm đẹp

dau o liu va nuoc cot chanh

1. Chống táo bón


dau o liu va nuoc cot chanh chong tao bon

Phuơng thuốc này là sự lựa chọn tốt nhất cho bữa sáng, khi dạ dày đang rỗng, giúp chống táo bón và các rối loạn tiêu hóa. Dầu oliu có tác dụng như thuốc xổ "tự nhiên" và cũng như chanh giúp cải thiện nhu động ruột, ngoài ra hiệu quả khi bị đầy hơi và tiết nhiều acid.

2. Giải độc cơ thể

Dầu oliu và nước cốt chanh có tính giải độc và giúp thanh lọc cơ thể. Khi hai thành phần này kết hợp với nhau càng tăng thêm tính thải độc, giúp tăng cường hoạt động của gan, túi mật và tạo ra hàng rào bảo vệ nhằm chống lại các gốc tự do.

3. Giúp kiểm soát cholesterol “xấu”


dau o liu va nuoc cot chanh kiem soat cholesterol xau

Trong dầu oliu có các chất béo "tốt" giúp điều hòa lượng lipid trong máu và ngăn chặn hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Nếu dùng thường xuyên giúp kiểm soát lượng cholesterol "xấu", tăng lượng cholesterol "tốt".

4. Làm dịu các cơn đau khớp

Dầu oliu và nước cốt chanh giúp giảm các phản ứng viêm và chính điều này giảm các cơn đau khớp. Nhờ lượng chất chống oxy hóa cao nên có tác dụng loại bỏ chất độc, làm chậm quá trình oxy hóa. Đây là phương thuốc tuyệt vời giúp dự phòng các cơn đau khớp.

5. Chăm sóc làn da, mái tóc


dau o liu va nuoc cot chanh cham soc lan da va mai toc

Đây là phương thuốc đơn giản giúp bảo vệ móng không bị khô, dễ gãy…nếu xoa trực tiếp lên móng giúp giữ ẩm và nuôi dưỡng móng được khỏe mạnh! Thêm vào đó có tác dụng kháng khuẩn, làm se lỗ chân lông nên rất lý tưởng cho những trường hợp bị "gàu" và nhiễm trùng da.

6. Giảm béo bụng

Tuy không có tác dụng làm giảm béo bụng nhưng thực sự giúp giảm cân. Do có tác dụng cải thiện chức năng gan, túi mật, đây là hai cơ quan cần thiết giúp tiêu hóa chất béo và giúp tăng cường trao đổi chất

7. Cải thiện lưu thông máu

Dầu oliu có tác dụng chống đông, tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu vì vậy giúp cải thiện tuần hoàn máu. Nếu xoa trực tiếp trên da giúp ngăn chặn tình trạng dãn tĩnh mạch.

8. Kiểm soát huyết áp


dau o liu va nuoc cot chanh kiem soat huyet ap

Trong thành phần của hỗn hợp dầu oliu và nước cốt chanh có chứa các chất chống oxy hóa và các khoáng chất, chính những thành phần này rất tốt cho người bị cao huyết áp. Nếu dùng khi bụng đói giúp kiểm soát huyết áp và cải thiện nhịp tim

9. Dự phòng lão hóa sớm

Nếu dùng hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể lượng chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng cho tế bào và điều này giúp dự phòng lão hóa sớm.

Chuẩn bị nước cốt chanh và dầu oliu gồm : ½ muỗng canh dầu ô liu (8 g), ½ muỗng canh nước cốt chanh tươi (5 ml). Kết hợp 2 thứ này với nhau, nên dùng khoảng nửa giờ trước khi ăn sáng, dùng ít nhất ba lần một tuần.

Bs Ái Thủy

(theo Amelioreta Sante)

3 tác hại khi lạm dụng Atiso

Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, atisô có tác dụng thông mật, lợi tiểu, bổ gan thận, an thần, giảm cholesterol trong máu. Do đó, các đối tượng bị nóng gan, cholesterol cao, tăng mỡ máu, vàng da, viêm thận, xơ vữa động mạch, người hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm. người bị viêm loét dạ dày, tá tràng … dùng atisô rất tốt.

Tuy nhiên, Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, nếu lạm dụng Atiso, một ngày uống hơn 2 lít nước trà atisô sẽ gây tác động không tốt tới cơ thể dưới đây:

Nếu một ngày uống hơn 2 lít nước trà atisô sẽ gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe

1. Gây trướng bụng

Theo lương y Vũ Quốc Trung, hoa atisô ngon và bổ nhưng phải dùng có liều lượng và không lạm dụng.

Do tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột của atisô nên nếu dùng quá thường xuyên hoặc mỗi lần dùng quá nhiều thì có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân nhiều người bị đầy hơi, trướng bụng sau một thời gian dài uống atisô quá nhiều.

Ngoài ra, atisô còn có tính lạnh nên những người có cơ địa tỳ vị hư hàn ăn uống khó tiêu, cơ quan tiêu hóa có tính lạnh dùng atiso càng thêm hạị.

2. Gây suy thận, hại gan

Bản chất của atisô là lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể, an thần, làm người dùng cảm thấy thoải mái. Nhưng nếu sử dụng quá liều có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, tăng đào thải hoạt chất, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, K… lâu ngày sẽ có hại cho thận, dẫn tới suy thận.

Đặc biệt, nếu dùng hàng ngày, thường xuyên các loại nước thanh nhiệt sẽ làm nhuận gan quá mức, gan tiết ra nhiều dịch, trong khi nhu cầu cơ thể không cần đến sẽ làm mất cân bằng các chất và sinh ra bệnh tật, trong đó nặng nhất là teo gan.

3. Gây chán ăn

Trong trà atisô có chứa nhiều sắt. Hơn nữa, lượng sắt trong trà bao giờ cũng chiếm ưu thế so với các khoáng tố khác dẫn tới việc người uống nhiều trà atiso dù thừa sắt song lại thiếu nhiều khoáng tố vi lượng khác như kẽm, crôm, mangan… Lạm dụng nước trà vì thế có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…

Lương y Vũ Quốc Trung cho hay cũng như với các loại thảo dược, thuốc bổ hay thực phẩm nào khác, lạm dụng đều biến mặt lợi thành bất lợi, chắc chắn sẽ gây tác động xấu tới cơ thể.

Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo: Một ngày chỉ nên dùng 10-20 gr sắc với nước nếu dùng tươi, 5-10 gr nếu dùng khô. Tốt nhất chỉ nên uống liền trong 10 ngày rồi nghỉ trước khi sang một đợt khác, không nên uống liên tục

Mai Hương - Học Viện Quân Y

Trẻ nên ăn gì khi mẹ thiếu sữa?

Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ nhỏ. Nhưng vì một lý do nào đó mà người mẹ không đủ sữa cho con thì trong 6 tháng đầu ngoài việc tận dụng nguồn sữa mẹ, nhất thiết phải chọn giải ăn thêm sữa ngoài. Ăn thêm sữa ngoài có 2 cách để lựa chọn là cho trẻ bú trực (bú nhờ) hoặc cho trẻ ăn thêm sữa bột công thức.

Bú trực (bú nhờ) là thói quen của nhiều bà mẹ trước kia vì có thể mẹ ít sữa, mẹ phải đi làm xa, đồng thời vì lúc đó sữa bột công thức còn hiếm và đắt. Hiện nay, có ngân hàng sữa mẹ đó cũng là hình thức bú trực (bú nhờ) nhưng không phải là đứa trẻ bú trực tiếp sữa của bà mẹ. Bú trực (bú nhờ), sữa từ ngân hàng sữa cũng là bú mẹ và sữa mẹ nào cũng tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên bú trực cũng có nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm qua đường sữa và máu.

Vì vậy, khi cho trẻ đi bú trực, gia đình trẻ cần lựa chọn bà mẹ khỏe mạnh. Người cho sữa không bị các bệnh truyền nhiễm như viên gan B, viêm gan C, bệnh HIV, bệnh lao,…để tránh truyền bệnh sang cho trẻ. Khi cho trẻ bú trực, cần tìm hiểu kỹ người mình xin cho trẻ bú, đồng thời phải chắc chắn họ là người khỏe mạnh mới cho bú trực.

Khi cho trẻ đi bú trực, gia đình trẻ cần lựa chọn bà mẹ khỏe mạnh. Người cho sữa không bị các bệnh truyền nhiễm như viên gan B, viêm gan C, bệnh HIV, bệnh lao,…

Ăn thêm sữa công thức: Với mỗi lứa tuổi có một loại sữa riêng, vì vậy cần lựa chọn sữa công thức sao cho phù hợp với trẻ. Mỗi một sản phẩm sữa là loại thực phẩm, có thể phù hợp với trẻ này nhưng lại không phù hợp với trẻ khác mặc dù cùng nhóm tuổi là do cơ địa, khả năng tiêu hóa và hấp thu. Vì vậy khi lựa chọn sữa công thức cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Sữa dùng cho lứa tuổi nào? có phù hợp với lứa tuổi con mình hay không?

Để đảm bảo nhu cầu cho sự phát triển tòan diện của trẻ, hãy lựa chọn sữa dựa vào những thành phần quan trọng nhất của sữa bao gồm: Năng lượng, chất đạm, chất béo.

Giá trị của sữa không phải từ giá cả: không phải cứ sữa đắt, sữa có giá thành cao là tốt. Mà điều quan trọng là bạn cho con bạn được bao nhiêu phần trăm năng lượng từ sữa trong một ngày, lượng sữa trẻ uống hàng ngày là quan trọng, vì tổng năng lượng trẻ ăn được hàng ngày sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng của trẻ.

Do khả năng tiêu hóa của trẻ trong những tháng đầu sau sinh còn yếu, nên khi pha sữa cho trẻ cần đúng tỉ lệ, công thức cho từng tháng tuổi. Không pha nồng độ sữa loãng quá, hay nồng độ đặc quá vì ảnh hưởng tới việc tiêu hóa và hấp thu của trẻ, đồng thời không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Ths.Bs. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Ăn tỏi giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính

Ăn tỏi giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Copenhagen chỉ ra rằng tỏi có thể phá hủy thành phần quan trọng trong hệ thống truyền tín hiệu của vi khuẩn, bao gồm các phân tử RNA điều chỉnh.

Nghiên cứu này là sự bổ sung mới nhất kết quả của nhóm nghiên cứu do GS Michael Givskov dẫn đầu, từ năm 2005 tập trung vào tác động của tỏi lên vi khuẩn. Tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu biết rằng chiết xuất tỏi có thể ức chế vi khuẩn và vào năm 2012 họ phát hiện thấy hợp chất lưu huỳnh ajoene được tìm thấy trong tỏi giúp tạo ra tác dụng này.

Nghiên cứu mới này đã đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng của ajoene trong việc ức chế các phân tử RNA trong 2 loại vi khuẩn. Hai loại vi khuẩn chúng tôi nghiên cứu rất quan trọng. Chúng được gọi là Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa.

Chúng thuộc về hai họ vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, hợp chất này trong tỏi có thể chống lại cả hai cùng một lúc và do đó có thể là một bài thuốc hiệu quả khi được sử dụng cùng với các loại kháng sinh.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tỏi cung cấp sức đề kháng tự nhiên mạnh nhất với vi khuẩn. Bên cạnh việc ức chế các phân tử RNA của vi khuẩn, thành phần tỏi hoạt tính cũng làm tổn thương lớp bảo vệ xung quanh vi khuẩn được gọi là màng sinh học. Khi màng sinh học bị phá hủy hoặc làm suy yếu, cả các thuốc kháng sinh và hệ miễn dịch của cơ thể có thể tấn công vi khuẩn trực tiếp hơn và do vậy loại bỏ nhiễm trùng. Những kết quả này được công bố trên tờ Scientific Reports.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)